Ở Mỹ đi làm ra sao ?
- Vietint
- 29/06/2017
- 0 Comments
“Ở Mỹ thì đi làm như thế nào?” là câu hỏi muôn thuở mà các bạn học sinh sinh viên luôn đặt ra trước khi lên đường du học. Theo luật, du học sinh diện F1 không được phép đi làm thêm ngoài khuôn viên trường (off-campus). Vậy lẽ nào, chuyện đi làm ở Mỹ là bất khả thi? Thực ra, chính phủ Mỹ không cấm đi làm thêm, miễn là bạn tuân theo đúng quy định được đề ra cho sinh viên quốc tế diện F1. Dưới đây, Tree xin liệt kê ra các hình thức đi làm hợp pháp dành cho sinh viên quốc tế.
Mục lục
Làm việc trong khuôn viên trường (on-campus)
Các trường Đại học Cao đẳng Mỹ luôn hỗ trợ nhiều công việc bán thời gian dành cho sinh viên, nào là làm việc tại căn-tin, tại hiệu sách, thư viện, làm trợ lý, thư ký cho phòng Hỗ trợ sinh viên quốc tế, làm gia sư (tutor), trợ giảng, nghiên cứu sinh, hay kỹ thuật viên IT, v.v.. tùy thuộc vào khả năng của bạn. Một điều chắc chắc là bạn sẽ được trả lương cho sự tích cực của mình (trừ những việc tình nguyện nhé ;))
- Mức lương: tùy vào trường, dao động từ $7-$13/giờ.
- Thời gian làm việc:
- Trong năm học: tối đa 20 giờ/tuần.
- Trong kì nghỉ: được làm toàn thời gian.
Việc thì ít, mà người thì đông. Vậy phải làm sao hen? Nếu có ý định làm việc trong trường, bạn hãy cố gắng theo dõi thường xuyên các mẩu tin tuyển dụng, hoặc chủ động đến hỏi trực tiếp phòng sinh viên quốc tế, đừng để vụt mất cơ hội vào tay người khác! Thực tế, những công việc này giúp bạn khá nhiều trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp, xã hội, và hòa nhập dễ dàng hơn với một môi trường mới. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội được tiếp cận với các giảng viên hoặc nhân viên nhà trường. Biết đâu sau này, chính họ sẽ là những người viết lá thư giới thiệu (letter of reference) cho công việc chính thức của bạn!
CPT (Curricular Pratical Training)
CPT là chương trình giúp bạn đi làm một cách hợp pháp ngoài phạm vi trường tại các công ty theo đúng chuyên ngành học. Hiểu nôm na thì đây là chương trình thực tập nằm trong lộ trình giảng dạy của nhà trường. Một số trường hoặc ngành học yêu cầu bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm làm việc thực tế mới được tốt nghiệp. CPT thường gặp ở 2 dạng là Academic Internship và Co-op.
Academic Internship
Rất nhiều trường Mỹ lồng Academic Internship vào trong chương trình giảng dạy như một môn không bắt buộc (elective course) và bạn sẽ được nhận tín chỉ khi đi thực tập.
- Mức lương: có thể được trả hoặc không tùy vào công việc và công ty mà bạn tìm được.
- Thời gian làm việc: trong năm học được phép làm tối đa 20 giờ/tuần, trong kì nghỉ được làm toàn thời gian.
Chương trình Co-op (Cooperative Education)
Đây là chương trình làm việc toàn thời gian và được trả lương. Sinh viên tham gia co-op sẽ có những học kì làm việc xen kẽ với học kì học tập tại trường. Co-op là chương trình hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp, nên bạn chắc chắn sẽ được trường hỗ trợ liên hệ với công ty, đảm bảo đó là những công ty lớn, uy tín. Đồng thời bạn cũng sẽ được doanh nghiệp hướng dẫn và giám sát chặt chẽ trong suốt thời gian này.
Lộ trình học cộng thêm thời gian co-op thường kéo dài hơn các chương trình thông thường. Tuy nhiên, trong những học kì chỉ đi làm, bạn không phải đóng học phí, số tiền lương nhận được trung bình khoảng $15,000/học kì có thể giúp bạn đỡ đần chi phí trong những học kì sau.
Tham gia co-op, nghĩa là bạn được đi “làm công ăn lương” một cách hợp pháp, được trải nghiệm thực tế chuyên ngành mình theo đuổi. Điều này cũng đồng nghĩa ngay khi vừa tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tự tin ghi “kinh nghiệm 1 năm làm việc” trong resume của mình! Hơn nữa, theo thống kê của NACE, 56.8% các doanh nghiệp đề nghị vị trí làm việc chính thức cho sinh viên co-op của mình. Đây chính là cơ hội vàng để bạn thiết lập được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng, các cấp trên – những người sẵn sàng giữ bạn lại công ty làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Mức lương: trung bình $15,000/học kì
- Thời gian làm việc: full-time, tổng thời gian 12 – 18 tháng.
OPT (Optional Practical Training)
Với hình thức thực tập này, bạn được phép đi làm ngoài khuôn viên trường tại một công ty với đúng chuyên ngành mình đang theo học. Để được phép tham gia OPT, bạn phải có bằng chứng chấp thuận EAD(Employment Authorization Document) của USCIS – Cục Di trú Mỹ. Theo luật, tổng thời gian thực tập OPT là 12 tháng đối với tất cả các ngành, riêng nhóm ngành STEM được xin gia hạn OPT thêm 24 tháng (tổng cộng là 3 năm OPT cho STEM). OPT cũng có 2 loại là OPT trước khi kết thúc chương trình học và OPT sau khi kết thúc chương trình.
Pre-completion OPT – OPT trước khi kết thúc khóa học
Khi đã học 1 năm tại Mỹ, các bạn có quyền xin phép đi thực tập dưới dạng OPT. Bạn chỉ được phép đi làm 20 giờ/tuần nếu đang trong năm học và được làm toàn thời gian trong kì nghỉ.
Post-completion OPT – OPT sau khi kết thúc khóa học
Bạn nên nộp đơn xin OPT sớm nhất là 90 ngày trước khi hoàn tất khóa học của mình. Hãy lưu ý mốc thời gian này, vì nếu nộp sau khi khóa học kết thúc 60 ngày, bạn sẽ không còn được phép tham gia OPT nữa. Một lưu ý nhỏ xíu là đối với những ai đã thực tập CPT toàn thời gian với tổng thời gian từ 12 tháng trở lên, thì bạn không được phép tham gia OPT nữa.
- Mức lương: có thể được trả hoặc không tùy vào công việc và công ty mà bạn tìm được.
- Thời gian làm việc:
- Pre-completion OPT: Trong năm học tối đa 20 giờ/tuần, trong kì nghỉ được làm toàn thời gian.
- Post-completion OPT: toàn thời gian.
Luật Mỹ quy định rất rõ ràng, sinh viên quốc tế chúng ta hoàn toàn có cơ hội làm việc hưởng lương tại Mỹ. Tuy nhiên hãy nhớ một điều rằng, tìm kiếm một công việc phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, chưa kể các sinh viên người Mỹ thường được ưu tiên hơn. Do đó, hãy lên kế hoạch từ sớm, liên hệ với phòng sinh viên quốc tế tại trường của bạn, tận dụng các mối quan hệ, đồng thời tích cực theo dõi các mẩu tin tuyển dụng, đừng để vụt mất cơ hội làm việc hưởng lương tại Mỹ nào nhé!
Tác giả: Vietint
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Tin liên quan
Những điều cần lưu ý khi thuê nhà du học Mỹ
Bên cạnh chọn trường và ngành học thì lựa chọn chỗ ở khi du học Mỹ cũng là
16/03/2022 - 11:50
Lộ trình săn học bổng sau đại học
Các điều kiện cần để săn học bổng du học sau đại học Điều kiện 1: Điểm
10/05/2021 - 15:37
Kinh nghiệm du học: thực tập tại Mỹ của du học sinh Việt Nam
Bạch Quốc Lâm, sinh viên Đại học Northeastern (Boston, Mỹ), đi thực tập toàn thời
04/05/2021 - 15:33
Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết
Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người
03/02/2021 - 16:24
Nên du học ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh?
Khi nhắc đến chọn ngành du học, rất nhiều bạn muốn học ngành kinh tế khi muốn
03/02/2021 - 15:34
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là
21/01/2021 - 10:15
Bạn biết gì về Liberal Arts
Nước Mỹ có hơn 4000 trường đại học với dưới các mô hình, kích cỡ, vị trí
20/01/2021 - 10:13
University và College khác nhau thế nào?
University và College khác nhau thế nào. Đâu là sự khác biệt giữa 2 loại trường này
20/01/2021 - 09:52
Tổng quan về SAT
SAT là gì? Bài thi chuẩn hóa SAT – Scholastic Assessment Test là “thông số” quan
18/01/2021 - 10:42
Những quyền lợi mà du học sinh cần biết
Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học
12/11/2020 - 15:47