Văn phòng Hà Nội: 0243 776 4024Văn phòng TP. HCM: 0283 930 3273
  • Đặt lịch tư vấn
  • Sự kiện
  • Liên hệ
VietInt
font size
  • 14
  • +
  • ++
  • Giới thiệu
    • Tại sao chọn Vietint
    • Đội ngũ lãnh đạo
    • Dịch vụ
    • Giải thưởng
    • Cảm nhận về chúng tôi
    • Tuyển dụng
  • Quốc gia du học
    • Du học Anh
      • Tại sao chọn Anh
      • Tổng quan du học Anh
      • Các trường học tại Anh
    • Du học Úc
      • Tại sao chọn Úc
      • Tổng quan du học Úc
      • Các trường học tại Úc
    • Du học Canada
      • Tại sao chọn Canada
      • Tổng quan du học Canada
      • Các trường học tại Canada
    • Du học Mỹ
      • Tại sao chọn Mỹ
      • Tổng quan du học Mỹ
      • Các trường học tại Mỹ
  • Học bổng
    • Học bổng Anh
    • Học bổng Úc
    • Học bổng Canada
    • Học bổng Mỹ
    • Học bổng Khác
  • Du học hè
    • Du học hè Anh
    • Du học hè Úc
    • Du học hè Canada
    • Du học hè Mỹ
  • Tin tức
    • Tin tức du học Anh
    • Tin tức du học Úc
    • Tin tức du học Canada
    • Tin tức du học Mỹ
  • Sự kiện & ưu đãi
    • Sự kiện
    • Lịch gặp các trường
    • Ưu đãi
  • Cẩm nang du học
HomeNhững điều “nên và không nên” dành cho du học sinh mới băt đầu học tập tại Úc

Những điều “nên và không nên” dành cho du học sinh mới băt đầu học tập tại Úc

  • Vietint
  • 21/11/2017
  • 0 Comments
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Linkedin
  • Email
Chia sẻ
Dưới đây sẽ là 5 điều chia sẻ cực kỳ hữu ích dành cho những du học sinh Úc mới sang học tập, hãy rút kinh nghiệm cho những lần vấp ngã đầu không quá đau bằng những điều rút ruột của các đàn anh/chị đi trước nào.
Du học Úc luôn là khát khao của nhiều bạn học sinh, chính bởi vậy những du học sinh sắp tới sẽ được học tập tại đất nước chuột túi, luôn mang trong mình sự hồ khởi và khát khao được khám phá và học tập bằng hết sức lực của mình. Nhưng chẳng được này không phải lúc nào cũng trải hoa hồng chính bởi vậy hãy chuẩn bị tâm lý cho những cú sốc nhé! 
1. Đừng yêu ai trong 5 tháng đầu
Vì một bộ phận giới trẻ Việt Nam luôn tôn sùng vẻ đẹp ngoại quốc, mơ mộng tới những chàng trai Tây “tóc vàng – mắt xanh – thân hình sáu múi,” khi mới vào trường, các em sẽ dễ trúng tiếng sét ái tình ngay khi đụng phải hàng tá những anh chàng như vậy. Trong những tuần đầu tiên, các em cũng dễ “phải lòng” một người bạn Úc hoặc một người bạn Quốc tế của mình đơn giản vì sự mới lạ, vì khuôn mặt, vóc dáng của họ thật khác biệt với vẻ đẹp thuần Việt mà mình đã quen.
Lời khuyên ngắn gọn dành cho các bạn là: Đừng yêu. 5 tháng đầu là 5 tháng bỡ ngỡ, làm quen, là 5 tháng các sinh viên năm nhất tản ra trò chuyện với tất cả các bạn đồng môn để tìm hiểu nhau, xem ai mới là người thích hợp để làm bạn lâu dài. Vì không phải ai cũng hợp tính, hợp sở thích, trong giai đoạn này, chưa ai thật sự thân với ai. Chỉ qua những qua những cuộc nói chuyện dần dần, từng cá thể mới dần phân ra thành những nhóm nhỏ chơi thân với nhau. Tất cả xảy ra trong 5 tháng đầu. Vì thế, đây phải là quãng thời gian các em kết bạn thật nhiều thay vì tập trung vào việc yêu một ai đó. Giai đoạn này cũng giống như khi những chú gà con mới chui ra khỏi vỏ trứng sẽ đi tìm mẹ, tìm đàn và tìm hơi ấm đầu tiên. Nếu ngay lập tức đi theo “tiếng gọi của con tim,” sang tới học kỳ 2, các em sẽ thấy lạc lõng khi bạn bè xung quanh đã có nhóm hết, mà mình chỉ có một mối tình chẳng biết có được thêm vài ngày hay không. Rồi tới khi chia tay, thì hãy khóc một mình.
2. Đừng mong bạn cùng phòng sẽ trở thành cạ cứng 
Phim ảnh thường lãng mạn hoá thực tế. Nhiều sinh viên năm nhất tới trường Đại học kỳ vọng rằng bạn cùng phòng của mình sẽ trở thành bạn tri kỷ. Rất chia buồn, nhưng đừng đặt quá nhiều hy vọng nữa, vì đa phần là không phải vậy. Dành thời gian đi chơi hay làm việc nhóm cùng bạn bè như ở Việt Nam là một chuyện, nhưng sống chung trong một phòng thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Sống chung là nhìn thấy nhau nhiều hơn; thực tế là nhìn thấy nhau khi ngủ, khi dậy, khi học, khi ăn, khi đi đánh răng, khi tập thể dục. Khi hai cá thể phải tiếp xúc với nhau nhiều như vậy, rất dễ để người này nhìn thấy hết tật xấu của người kia. Một người ngáy quá to thì người còn lại không ngủ được. Một người là “cú đêm” thì sẽ gây phiền hà cho thời gian biểu của người ngủ sớm. Một người bày bừa thì sẽ làm khó chịu một người ngăn nắp. Một vận động viên ưa lạnh thì sẽ giằng co nút chỉnh máy sưởi với một sinh viên Việt Nam đến từ miền nhiệt đới.
Sinh viên ở Úc vẫn rỉ tai nhau rằng, “Đừng bao giờ sống chung với bạn thân, kẻo sẽ đánh mất tình bạn.” Sống chung rất phức tạp, và để trở thành tri kỷ với bạn cùng phòng sẽ cần khá nhiều may mắn. Để thực tế nhất, anh khuyên các em nên giữ một mối quan hệ vừa đủ: hoà nhã, yên bình, và luôn luôn phải trò chuyện (communicate) khi có vấn đề xảy ra.
3. Đừng cầu toàn việc nói “chuẩn” tiếng Anh
Rất nhiều sinh viên Việt Nam khi sang đại học Úc cảm thấy áp lực với kỹ năng giao tiếp của mình. Các bạn hay sợ rằng mình nói tiếng Anh không giống người bản địa, không uốn lưỡi đủ khéo, không lên giọng đủ cao, không chuyển âm được nhịp nhàng. Đây là một nỗi lo chính đáng, vì giao tiếp là chìa khoá của các mối quan hệ, và nếu hai bên không rõ ý của nhau sẽ gây ra những nhầm lẫn không hay. Tuy nhiên, các em chỉ cần đảm bảo sao cho người nói và người nghe có thể hiểu nhau, chứ không cần phải cầu toàn để nói như người Úc. Tại sao?
Vì các em không phải người Úc. Các em có mặt ở trường là một sinh viên Việt Nam tại đại học Úc, chứ không phải một sinh viên Úc. Úc là đất nước của sự đa dạng, đa sắc tộc, và nhiều người Úc cũng mang nhiều “accent” khác nhau chứ chẳng phải không. “Vietnamese accent” của các em cũng sẽ góp phần vào bức tranh đa dạng ấy, và nhiều bạn Úc đã nói với anh họ thấy “Vietnamese accent” nghe rất đáng yêu. “Accent” là một điểm khác biệt của các em, là dấu ấn của văn hoá Việt đi cùng các em trên đất khách, là tuyên ngôn dân tộc của mình. Nó không phải là một điều đáng xấu hổ, và ngôn ngữ cũng chỉ là một công cụ, vì trong trải nghiệm du học còn nhiều điều quan trọng hơn.
4. Cẩn trọng trong việc “yêu”
Ở đại học Úc có việc “yêu” không ràng buộc, dựa trên nhu cầu chứ không nhất thiết phải là tình cảm. Các em có thể sẽ rất sốc vì ở Việt Nam, chuyện này được coi là thiêng liêng và kín đáo bao nhiêu, thì ở đại học Úc, các bạn sẽ cởi mở và dễ dãi bấy nhiêu. Đây là một phần của nền văn hoá trẻ, vì nhiều bạn Úc quan niệm, tuổi đôi mươi là để trải nghiệm cuộc sống, mà trải nghiệm tức là “thử” thật nhiều, là không ràng buộc mình với ai và cái gì, là để mình có thể hoàn toàn tự do khám phá. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu các em có gặp và say đắm với một chàng trai trong ngày hôm trước, thì ngay hai ngày sau đã kịp trở thành người dưng. May mắn thay, đọc tới đây, là các em đã có thể phòng tránh được những cảm xúc như đau – buồn – sốc – trăn trở, nếu ban đầu các em muốn một tình cảm “truyền thống” như trong những câu chuyện hay bộ phim.
Văn hoá này không phải tiêu cực, mà nó dựa trên đánh giá và mức độ phù hợp của từng cá nhân. Vì nó khá khác biệt so với Việt Nam, các em cần chuẩn bị trước để có thể cẩn trọng, và chọn cho mình lối sống mà mình thấy thoải mái, an toàn nhất.
5. Xem thật nhiều phim truyền hình 
Tình bạn bắt nguồn từ những câu chuyện. Câu chuyện bắt nguồn từ những điểm chung. Và trong quá nhiều trường hợp, điểm chung ấy chính là những bộ phim cả hai cùng xem. Sinh viên Úc rất thích bàn luận về các series truyền hình: từ việc bàn luận hôm qua ai chết, ai cưới ai, tới việc sử dụng những nhân vật, cảnh phim kinh điểm để ví von, so sánh, ẩn dụ cho những chuyện khác. Trong một cuộc nói chuyện, nếu ai đó ẩn ý tới một chi tiết của một bộ phim nào đó, rồi tất cả cùng phá lên cười trừ các em, thì các em sẽ thấy bị lạc lõng ngay.
Phim ảnh là một phần văn hoá, và văn hoá là gốc rễ chung để các sinh viên Úc trò chuyện cởi mở với nhau. Xem phim cũng là cách để sinh viên Việt Nam học về văn hoá nước bạn, để hiểu về con người nơi đây. Chẳng phải trong “du học,” bên cạnh “học” cũng là “du” – là đi tới chân trời mới và hấp thụ những nền văn hoá khác biệt hay sao?
5 lời khuyên trên rút ra từ chính quan sát và trải nghiệm của một kẻ sắp bước vào năm cuối Đại học và khi nhìn lại quãng thời gian năm nhất, vẫn ước mình biết trước để chuẩn bị kỹ hơn. Điều mấu chốt ấy là, các bạn phải luôn nhớ, mình là người Việt Nam trên đất Úc, nên phải làm thế nào để hoà nhập với các bạn sinh viên Úc và quốc tế, làm thế nào để tiếp thu được cái hay của văn hoá Úc nhưng biết tránh cái dở, và đồng thời luôn giữ được gốc gác Việt Nam trong mình.
Theo SSDH
Từ khóa:
du hoc uc,uc
vietint tư vấn du học

Tác giả: Vietint

Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.

Để lại bình luận Đóng trả lời

Tin liên quan

Resume là gì? Sự khác nhau CV và Resume

CV hoặc Resume là bản sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt

14/01/2021 - 10:28

Gap Year là gì Vì sao chọn Gap Year

Gap Year là gì? Vì sao chọn Gap Year

Các bạn trẻ hiện nay gần như dành cả “thanh xuân” cho những guồng quay khốc liệt

08/01/2021 - 15:40

KHÓA DIPLOMA TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC ÚC

KHÓA DIPLOMA – CAO ĐẲNG TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC ÚC

Diploma (cao đẳng) là một khóa học chuyển tiếp vào đại học tại Úc được thiết

05/01/2021 - 14:19

So sánh sự khác biệt giữa TOEFL và IELTS

So sánh sự khác biệt giữa TOEFL và IELTS

Để được nhận học vào các trường Đại học trên thế giới, ngoài trình độ

04/01/2021 - 11:02

Những quyền lợi mà du học sinh cần biết

Những quyền lợi mà du học sinh cần biết

Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học

12/11/2020 - 15:47

10 ĐIỀU LẦM TƯỞNG VỀ ÚC TRƯỚC GIỜ AI CŨNG NGHĨ SAI VỀ NƯỚC NÀY

Dạo một vòng trải nghiệm 10 điều thú vị nhất về nước Úc xinh đẹp cùng du học

17/10/2018 - 06:51

Choáng ngợp với kiến trúc sang trọng, đẳng cấp bậc nhất thế giới của trường “xịn sò” RMIT Melbourne

RMIT Việt Nam đẹp 1 thì trường RMIT Quốc tế bên Úc xịn sò, đẳng cấp lên

15/10/2018 - 12:07

Đừng để cơ hội biến thành thảm hoạ

“Phần lớn du học sinh mới chỉ tập trung quan tâm tìm hiểu thông tin và chuẩn bị

04/10/2018 - 07:02

5 ngành nghề dễ kiếm việc làm và định cư tại Úc

Những  nhóm ngành nghề du học sinh Việt Nam thường theo học, do tính ứng dụng cao,

07/09/2018 - 07:45

Lý do vì sao Úc là điểm đến của du học sinh

Mặc dù là đất nước có mức phí sinh hoạt và chi phí học tập khá cao, nhưng Úc

07/09/2018 - 07:20

Tin tức nổi bật

Vương quốc Anh phê duyệt Vaccine COVID-19 thứ ba

Vương quốc Anh phê duyệt Vaccine COVID-19 thứ ba

14/01/2021 - 10:50
Chương trình học bổng tại University of Western Australia - UWA - TOP 100 thế giới

Chương trình học bổng tại University of Western Australia – UWA – TOP 100 thế giới

12/01/2021 - 10:12
KHÓA PATHWAYS - CHUYỂN TIẾP DỰ BỊ ĐẠI HỌCTHẠC SỸ ANH CÙNG KAPLAN 2021

KHÓA PATHWAYS – CHUYỂN TIẾP DỰ BỊ ĐẠI HỌC/THẠC SỸ ANH CÙNG KAPLAN 2021

08/01/2021 - 10:27
Cập nhật hạn chế đi lại tới Canada 2021

Cập nhật hạn chế đi lại tới Canada 2021

07/01/2021 - 10:52
Xem thêm

Hỗ trợ trực tuyến

Hà Nội

024 3776 4024

mega-list-image Hỗ trợ 1
mega-list-image Hỗ trợ 2

TP.HCM

028 3930 3273

mega-list-image Hỗ trợ 1
mega-list-image Hỗ trợ 2

Đăng ký nhận mẫu thư xin học bổng

Đăng ký
x
x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIETINT

  • Hà Nội: Tầng 4 - Tòa nhà 27 Nguyễn Trường Tộ, Quận Ba Đình - Hà Nội

  • Điện thoại: 0243. 776 4024

  • Email: vietintjsc@vietint.net

  • Hồ Chí Minh: Tầng 5, 96 Lê Văn Duyệt, Phường 1, Quận Bình Thạnh

  • Điện thoại: 0283. 930 3273

  • Email: vietinthcm@vietint.net

LINK HỮU ÍCH

  • Trang chủ
  • Hội thảo
  • Học bổng
  • Dịch Vụ
  • Sự kiện
  • Thư viện ảnh
DMCA.com Protection Status

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Fanpage
Copyright © 2016. Bản quyền thuộc Công ty Cổ Phần Giáo Dục Vietint