KĨ NĂNG “TEAMWORK” KHI DU HỌC
- Vietint
- 10/01/2017
- 0 Comments
Đối với du học sinh làm việc nhóm (teamwork) luôn là vấn đề nhức nhối nhất vì các thành viên không tìm được tiếng nói chung do khác biệt quá nhiều về văn hóa, ngôn ngữ.
Học tập tại một đất nước xa lạ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bạn sinh viên. Du học sinh sẽ phải thực sự nỗ lực để có thể làm quen, hòa nhập với môi trường sống và phương pháp học tập hoàn toàn mới. Đặc biệt hơn hết là kỹ năng “teamwork” – làm việc nhóm hiệu quả khi mà các thành viên luôn bất đồng về quan điểm. Họ buộc phải có cái nhìn khách quan khi gặp phải vấn đề và lắng nghe nghiêm túc ý kiến của người khác. Điều đó thực sự không hề dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé!
Phần Lan: Anh chàng “biết tuốt”, thiếu trách nhiệm
Trang Vivi, một blogger đã từng viết rất nhiều bài về đời sống du học Phần Lan chia sẻ về “kinh nghiệm xương máu” với một anh bạn cùng nhóm người bản xứ: “Trang được phân vào nhóm có ba người bạn Phần Lan, trong đó có hai người rất thân thiện, người còn lại là anh chàng Karl rất khác biệt. Dù rất giỏi ngoại ngữ (nói tiếng Anh như người Anh, có thể giao tiếp tiếng Tây Ban Nha với bạn bè Nam Mỹ) và các kỹ năng xã hội nhưng anh ta suốt ngày nghỉ học và cáo vắng vào các buổi họp nhóm. Anh ta đến họp nhóm và nói rằng mình biết rất rõ về project (dự án) vì đã từng làm project này ở một môn học khác. Anh ta có bài viết tầm 2000 từ rồi nên chúng tôi không cần phải lo. Chỉ cần 5000 từ và một bài thuyết trình tốt là đủ để được 05 điểm. Tuy nhiên, vấn đề của nhóm Trang là ai cũng muốn học và tìm hiểu cách xây dựng chiến lược cho một công ty quốc tế chứ không phải chỉ vì cái điểm 05 kia. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi nhóm của Trang phải thuyết trình và anh ta nói mình phải đi Đức vào đúng hôm đó. Sau cùng, Trang đã cùng với hai người bạn trong nhóm nói với giáo viên phụ trách. Kết quả là anh chàng kia bị cho ra khỏi nhóm và nhóm bạn đã có một buổi thuyết trình thành công với 05 điểm sau rất nhiều nỗ lực trong vòng 02 tháng cuối (có hôm cả nhóm phải học từ 8h sáng đến 8h tối)”.
Thổ Nhĩ Kỳ: Teamwork = Điểm chung cho cả nhóm?
Một người làm, vạn người hưởng.
Quốc Định, anh chàng du học sinh Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: “Đây là một câu chuyện mình nghe kể lại từ cô bạn du học sinh cùng trường với mình ở bên Thổ Nhĩ Kỳ. Khi làm việc nhóm với sinh viên bản xứ, vì họ rất kém tiếng Anh và cô bạn mình cũng nhiệt tình nên đã “được” nhờ làm hết từ A đến Z. Lúc đầu tuy công việc được chia đều cho từng người nhưng sau đó thì bạn mình phải làm một mình. Đến khi thuyết trình vì một số thành viên trong nhóm không thuộc nên đã bị kéo điểm xuống. Chưa kể vì thầy giáo chấm điểm theo nhóm chứ không phải theo từng cá nhân, thế là bao nhiêu công sức của bạn mình đi tong. Có điều thầy giáo môn E-business (tạm dịch: Thương mại điện tử) cũng không nghiêm nên đã không hỏi rõ bảng chia việc của nhóm, nếu thầy mà làm thế thì chắc bạn của mình sẽ được điểm cao hơn”.
Singapore: Dù không phải là leader nhưng đôi khi cũng phải “Take the lead” (nắm vai trò lãnh đạo)
Riêng anh bạn Phạm Hoàng Long (tốt nghiệp bằng kép Quản Trị và Marketing tại PSB Academy) thì lại có đến ba trải nghiệm thảm họa về teamwork: “Ở môn E-Business hồi năm hai, vì một cô bạn trong nhóm mê… trai đẹp nên đã sang nhóm khác, khiến thầy giáo đã phải gửi một người khác vào. Xui xẻo ở chỗ người này lại là trùm chuồn học, nghỉ một mạch đến cuối kỳ của môn đó nên nhóm quyết định loại anh chàng này ra và báo cho giáo viên xử lý.”
Lần trục trặc thứ hai là vào năm hai, ở môn Marketing Research và Service Marketing (Nghiên cứu Marketing và Dịch vụ Marketing), Long làm cùng một người Việt, một người Myanmar và một người Trung Quốc. Vì có hai dự án một lúc nên nhóm Long đã phải chia ra là hai nhóm nhỏ, một nhóm làm Service Marketing còn nhóm của Long làm Marketing Research vì nhóm này cần làm việc với SPSS (một chương trình xử lí và phân tích số liệu). Đến sáng hôm deadline (hạn cuối nộp bài), lên trường soát lại bài của nhau thì mới thấy ôi thôi là nhóm kia làm dở tệ, và nguy hiểm hơn nữa là nhóm đó ghi rõ lấy nguồn từ wikipedia (mà thầy giáo đã giao kèo từ trước là sẽ cho “ăn trứng” những ai dùng nguồn này, lưu ý là wikipedia không được coi là nguồn chính thống vì ai cũng có thể tham gia viết và sửa nội dung). Vì thế, Long và người bạn Việt Nam đã phải sửa bài và chấp nhận muộn nửa ngày so với hạn nộp.
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Chắc chắn trong lúc làm việc nhóm bạn sẽ gặp phải trường hợp bất đồng quan điểm hãy lắng nghe để mọi người có thể tìm được tiếng nói chung.
2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác. Có như thế chung ta mới tìm tòi được mọi ngóc ngách của vấn đề và làm sáng tỏ chúng.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Nên dùng những từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu và thật kiên nhẫn khi thuyết phục các thành viên khác.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau khi gặp phải vướng mắc tại vấn đề nào đó.
6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Chung tay để tạo nên thành công.
Đặc biệt hơn hết khi làm việc nhóm bạn nên dùng những lời nói nhẹ nhàng, rõ ràng, lịch thiệp đừng thể hiện cái tôi quá lớn mà hãy bình tĩnh lắng nghe một cách nghiêm túc từ ý kiến của những người xung quanh. Có như vậy buổi làm việc nhóm của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao
Tác giả: Vietint
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Tin liên quan
Bí quyết giành học bổng từ đại học số 1 thế giới
CÙNG NGHE BẠN Trần Mỹ Ngọc – SINH VIÊN VIETINT chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng
08/04/2024 - 13:55
Phỏng vấn visa Úc và những điều bạn cần biết
Không phải hồ sơ du học Úc nào cũng bị phỏng vấn, bạn có thể nhận visa Úc mà
27/06/2022 - 15:29
5 bước để trở thành kiến trúc sư ở Australia
Học sinh Việt Nam có thể theo lộ trình năm bước nếu muốn trở thành kiến
08/11/2021 - 11:43
Lộ trình săn học bổng sau đại học
Các điều kiện cần để săn học bổng du học sau đại học Điều kiện 1: Điểm
10/05/2021 - 15:37
Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết
Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người
03/02/2021 - 16:24
Nên du học ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh?
Khi nhắc đến chọn ngành du học, rất nhiều bạn muốn học ngành kinh tế khi muốn
03/02/2021 - 15:34
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là
21/01/2021 - 10:15
KHÓA DIPLOMA – CAO ĐẲNG TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC ÚC
Diploma (cao đẳng) là một khóa học chuyển tiếp vào đại học tại Úc được thiết
05/01/2021 - 14:19
Những quyền lợi mà du học sinh cần biết
Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học
12/11/2020 - 15:47
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI Con đường du học
22/01/2020 - 14:04