6 lời đồn về việc chọn chuyên ngành đại học
- Vietint
- 23/05/2018
- 0 Comments
Mục lục
6 LỜI ĐỒN VỀ VIỆC CHỌN CHUYÊN NGÀNH ĐẠI HỌC, ĐÚNG HAY KHÔNG?
1. Chuyên ngành STEM luôn luôn mang lại thu nhập cao nhất
Mặc dù Khoa học máy tính và Kỹ thuật là hai ngành được trả mức lương trung bình cao nhất, tuy nhiên số tiền lương thực sự lại phụ thuộc hoàn toàn vào công việc cụ thể trong những ngành đó.
Giáo sư Douglas A.Weber của trường đại học Temple, Mỹ, người nghiên cứu về thu nhập của từng ngành học, nói rằng “Tuy sinh viên và phụ huynh đều hình dung được rõ ràng về những ngành học có thể đem lại nhiều thu nhập nhất, song họ không nhận thức được sự khác biệt đáng kể giữa các chuyên ngành nhỏ nằm trong mỗi chuyên ngành lớn”. Vị giáo sư nêu ra một ví dụ chỉ 1/4 sinh viên đứng đầu chuyên ngành Tiếng Anh kiếm được nhiều tiền hơn 1/4 cuối của những sinh viên từng học chuyên ngành Kỹ thuật hóa học.
Nhưng nếu bạn không nằm trong nhóm những người được trả nhiều nhất thì sao? Kể cả những học sinh tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh hoặc Lịch sử có mức lương ở mức trên trung bình thì số tiền họ kiếm được cũng không hề thua kém những sinh viên tốt nghiệp ngành STEM điển hình.
Hãy lấy số tiền lương trung bình của sinh viên ngành Kinh doanh, chuyên ngành phổ biến nhất tại bậc Đại học làm ví dụ. Một sinh viên điển hình tốt nghiệp ngành này kiếm được khoảng 2,86 triệu đô la trong suốt cuộc đời. Khi đặt những sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh bên cạnh những sinh viên của các ngành được cho là có thu nhập kém hơn, bạn sẽ thấy những người có mức lương ở ngưỡng trên trung bình thuộc các ngành đó có thu nhập ngang bằng những sinh viên chuyên ngành Kinh doanh. Chẳng hạn, một sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trong top 60% kiếm được 2,76 triệu đô la suốt cuộc đời họ, trong khi một học sinh chuyên ngành Tâm lý học cũng kiếm được 2,57 triệu đô là và một sinh viên chuyên ngành Lịch sử cũng có thể kiếm được tới 2,64 triệu đô.
2. Sinh viên nữ tham vọng và muốn có tất cả
Sinh viên nữ đang chiếm phần đông số sinh viên tại các trường đại học, chiếm tới 56% số học sinh nhập học vào kỳ Thu 2017. Họ cũng có khả năng tốt nghiệp cao hơn các sinh viên nam.
Tuy vậy khi nhìn vào việc chọn chuyên ngành, sinh viên nữ thường chọn các ngành trả lương thấp hơn như là Giáo dục hay Dịch vụ xã hội. Theo một báo cáo của trường Georgetown University, Mỹ. về những ngành học được trả lương cao nhất và tỷ lệ nữ trong những ngành đó cho thấy tỷ lệ nữ trong chọn chuyên ngành Kinh tế học quản trị chiếm 31%, 28% trong chuyện ngành Kỹ thuật hóa học, 20% trong ngành Khoa học máy tính, 10% trong ngành Kỹ thuật điện và 8% trong ngành Kỹ thuật cơ khí.
Tiến sĩ Carnevale của trường Đại học Georgetown cho rằng, nếu tỷ lệ nữ giới trong các ngành mà nam giới hiện thống trị chỉ tăng lên 10% thì khoảng cách thu nhập giữa hai giới sẽ được thu hẹp đáng kể: từ 78 cents trả cho phụ nữ so với 1 đôla đàn ông nhận được tăng lên 90 cents trên 1 đôla.
3. Lựa chọn chuyên ngành quan trọng hơn lựa chọn trường đại học
Không hẳn như vậy. Ở 7 bang Arkansas, Colorado, Minnesota, Tennessee, Texas, Virginia và Washington, sinh viên có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu công cộng để tìm hiều về mức lương khởi điểm của các sinh viên tốt nghiệp từ từng trường trong mỗi bang. Từ những cơ dở dữ liệu này, ta thấy được những sinh viên tốt nghiệp từ các trường uy tín thường kiếm được thu nhập tốt hơn. Trường đại học càng tốt thì cơ hội mở rộng quan hệ với các cựu học sinh, phụ huynh và bạn học sẽ càng cao hơn.
Các ngành nghệ thuật và khoa học xã hội thường phổ biến hơn ở những trường có danh tiếng, nơi mà các học sinh thường chọn các chuyên ngành mang tính dạy nghề như Kinh doanh, Giáo dục và Y tế. Lý do chính là cơ hội mở rộng quan hệ sẽ giúp họ lựa chọn được những công việc tốt. Tuy nhiên, việc chọn các ngành được coi là trả lương kém không phải một sự lựa chọn của nhiều học sinh các trường kém danh tiếng (dựa vào một phân tích của trang web FiveThirtyEight).
“Sinh viên ở những trường đại học tốt hơn có quyền được khám phá và thỏa mãn sự tò mò của mình tại bậc Đại học bởi họ sẽ có cơ hội được đào tạo tại bậc sau Đại học hoặc được tiếp cận đến mạng lưới quan hệ có thể giúp họ có được những công việc hàng đầu, cho dù chuyên ngành đại học có là gì đi chăng nữa”, tiến sĩ Carnevale cho biết.
Họ cũng sẽ có nhiều khả năng để học hai chuyên ngành hơn học sinh tại các trường đại học thuộc top sau, những người thường có nhiều khó khăn về tài chính và phải làm thêm, ít có thời gian để học bằng kép.
Một lời khuyên nhỏ: Các chuyên ngành có những yêu cầu gần giống nhau thường dễ dàng để hoàn thành hơn, nhưng nếu có bằng thuộc hai chuyên ngành không liên quan thường tạo ra hiệu quả cao hơn khi tìm việc làm. Theo giáo sư Richard N. Pitt của trường Đại học Vanderbilt, Mỹ , việc học ngành kép tạo cho bạn có thêm hiểu biết hơn về mọi thứ.
4. Chọn các ngành Liberal Arts khó kiếm được việc làm
Những ngành học Liberal Arts là mục tiêu công kích yêu thích của các chính trị gia, với phát ngôn gần đây của thống đốc bang Kentucky, Matt Bevin. Trong một bài diễn thuyết tháng 9 năm ngoái, vị Thống đốc nhận định “Bạn đang theo học nghệ thuật nhảy diễn xuất ư, tốt cho bạn thôi, nhưng tại Mỹ không có nhiều cơ hội việc làm dành cho những người có các kỹ năng đó”.
Nghệ thuật nhảy diễn xuất có thể không phảỉ là một ngành “hot” nhưng những kỹ năng mà các ngành Liberal Arts yêu cầu như viết, tổng hợp, giải quyết vấn đề, lại được các nhà tuyển dụng săn lùng. Theo một nghiên cứu năm 2017 của giáo sư David J. Deming tại Harvard, những công việc đòi hỏi kỹ năng mềm và kỹ năng tư duy chứng kiến sự tăng trưởng mạnh và có mức lương cao nhất trong 3 thập kỷ qua.
Một khó khăn cho các sinh viên ngành Liberal Arts đó là để tìm được việc làm đầu tiên thì không hề dễ dàng . Tuy nhiên, công ty Burning Glass Technologies (một công ty phân tích xu hướng thị trường việc làm) cho rằng nếu những sinh viên chuyên ngành Liberal Arts có thêm 1 trong 8 kỹ năng chuyên môn như truyền thông hay phân tích dữ liệu thì khả năng có được một việc làm không đòi hỏi kinh nghiệm sẽ tăng lên đáng kể.
Niềm tin lâu nay của các bậc phu huynh và học sinh rằng những học sinh tốt nghiệp các ngành Liberal Arts sẽ không thể kiếm được việc làm thường bỏ qua thực tế của nền kinh tế hiện đại, ở đó, các công việc đều đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng không thể chỉ có được ở một chuyên ngành đại học, theo George Anders, tác giả của “You Can Do Anything: The Surprising Power of a ‘Useless’ Liberal Arts Education”. Trong quyển sách này, tác giả đề cập đến các sinh viên ra trường với bằng đại học của các ngành Tâm lý học, Xã hội học, Ngôn ngữ và sự có mặt của họ trong nhiều ngành nghề từ Bán hàng, Tiếp thị đến Kinh tế và Nghiên cứu thị trường.
“Một khi các CEOs nhìn được khả năng của các sinh viên ra trường thuộc các chuyện ngành Liberal Arts, họ sẽ đồng tình với ý tưởng rằng họ cần thêm nhiều người như vậy”, theo Anders.
5. Việc chọn ngành sớm là rất quan trọng
Tại sao lại chỉ gắn chặt với một ngành học trong khi có thể trải nghiệm bữa ăn buffet mà trường đại học cung cấp như đi học nước ngoài, hoạt động trong câu lạc bộ, hay một môn học ngoài lề đầy lý thú?
Trong số những học sinh nói rằng họ cảm thấy phải gắn bó với một chuyên ngành khi mới nhập học, 20% đã đổi sang chuyên ngành khác vào cuối năm 2, dựa vào một khảo sát toàn nước Mỹ của trường UCLA.
Chuyển ngành học có thể làm cho bạn mất một đến hai kỳ học để bắt kịp, đặc biệt nếu bạn chuyển sang một ngành học không hề liên quan gì đến ngành học đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro đó, nhiều trường như Arizona State University, Georgia State University hay Lehman College đã tạo ra các ngành “meta”, tập hợp của nhiều chuyên ngành dưới một chuyên ngành lớn hơn.
“Chúng tôi không còn bắt học sinh phải lựa chọn chuyên ngành khi các em mới nhập học”, ông Timothy Renick – trường Georgia State University cho biết.
Thay vào đó, tất cả học sinh chuẩn bị nhập học sẽ được chọn 1 trong 7 những ngành “meta”, đại diện cho các ngành học thuật lớn như Kinh doanh, Giáo dục và STEM. Vào kỳ học đầu, các sinh viên được học tập trung theo các lớp cộng đồng và đăng ký một tổ hợp các môn học đại cương dựa vào mỗi chuyên ngành “meta” của từng người. Việc này được thiết kế để các sinh viên biết được sự khác biệt của mỗi ngành học trong ngành “meta” đó.
“Các sinh viên trong ngành “meta” Kinh doanh của chúng tôi hiểu được sự khác nhau giữa Tài chính, Kế toán, Quản trị và Marketing nên các em có thể tự chọn chuyên ngành phù hợp nhất cho bản thân”, tiến sĩ Renick cho biết.
6. Bạn cần một chuyên ngành
Một số trường đại học như Indiana University và Evergreen State College cho bạn lựa chọn để không cần phải theo danh sách các chuyên ngành chính thức và tự thiết kế một khóa học cho mình. Will Shortz, người phụ trách mảng giải ô chữ tại báo The Times là người đã từng tự thiết kế chương trình học của mình là Phép thuật và Những điều kỳ bí.
“Các chuyên ngành mang tính hình thức và hạn chế khả năng của các em”, Christine Ortiz, một trong những trưởng khoa của trường đại học MIT, Mỹ, người đang theo đuổi một mô hình đại học không lợi nhuận không có chuyên ngành và không có giảng đường, nói.
“Các chuyên ngành là kết quả của việc trường đại học bị trói vào những quy tắc học thuật. Những người đứng đầu trường đại học không tính đến việc những ngành học mới nổi mà không tuân thủ những quy tắc đó”.
Các ngành học thường không đáp ứng được những thay đổi trong môi trường làm việc luôn thay đổi chóng mặt. Chính vì vậy mà gần 1/3 sinh viên ra trường làm việc với chuyên môn không liên quan đến ngành học họ từng theo đuổi. “Hơn nữa, để chọn chỉ một ngành học trong thời thế thị trường công việc chạy theo nhu cầu như hiện tại là rất rủi ro”, tiến sĩ Webber của trường đại học Temple chia sẻ, “đặc biệt nếu nghề nghiệp đó đang bị đe dọa thay thế bởi công nghệ”.
“Tôi hoàn toàn không ủng hộ việc chọn chuyên ngành là Kế toán”, ông nói, “hoặc bất cứ thứ gì mà một chiếc máy tính có thể được lập trình để làm”.
Theo Jeffrey J.Selingo, The New York Times. https://www.nytimes.com/2017/11/03/education/edlife/choosing-a-college-major.html?rref=collection%2Fsectioncollection%2Feducation-edlife
Tác giả: Vietint
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Tin liên quan
Những điều cần lưu ý khi thuê nhà du học Mỹ
Bên cạnh chọn trường và ngành học thì lựa chọn chỗ ở khi du học Mỹ cũng là
16/03/2022 - 11:50
Lộ trình săn học bổng sau đại học
Các điều kiện cần để săn học bổng du học sau đại học Điều kiện 1: Điểm
10/05/2021 - 15:37
Kinh nghiệm du học: thực tập tại Mỹ của du học sinh Việt Nam
Bạch Quốc Lâm, sinh viên Đại học Northeastern (Boston, Mỹ), đi thực tập toàn thời
04/05/2021 - 15:33
Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết
Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người
03/02/2021 - 16:24
Nên du học ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh?
Khi nhắc đến chọn ngành du học, rất nhiều bạn muốn học ngành kinh tế khi muốn
03/02/2021 - 15:34
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là
21/01/2021 - 10:15
Bạn biết gì về Liberal Arts
Nước Mỹ có hơn 4000 trường đại học với dưới các mô hình, kích cỡ, vị trí
20/01/2021 - 10:13
University và College khác nhau thế nào?
University và College khác nhau thế nào. Đâu là sự khác biệt giữa 2 loại trường này
20/01/2021 - 09:52
Tổng quan về SAT
SAT là gì? Bài thi chuẩn hóa SAT – Scholastic Assessment Test là “thông số” quan
18/01/2021 - 10:42
Những quyền lợi mà du học sinh cần biết
Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học
12/11/2020 - 15:47