Kinh nghiệm du học – Public Transport
- Vietint
- 10/07/2018
- 0 Comments
Kinh nghiệm du học Úc – PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG/ PUBLIC TRANSPORT
Ở Úc, hệ thống public transport rất thông minh và hiện đại. Phần lớn du học sinh di chuyển bằng public transport là chủ yếu. Tại Melbourne, bạn có thể sử dụng train (tàu), tram (xe điện), và bus (xe buýt). Tại Sydney, train và bus hoạt động rất mạnh, tram được sử dụng ít hơn rất nhiều và hầu như không có. Tuỳ theo từng vùng và thành phố, hệ thống sẽ có 1 chút thay đổi, nhưng nhìn chung đều rất tiện lợi khi sử dụng.
Ở Úc không bán vé lẻ đi từng chuyến như ở Việt Nam, trước đây có nhưng là loại vé dùng trong 2 giờ (2-hour ticket) và vé dùng cho 1 ngày (one-day ticket), nhưng cách đây vài năm, Úc đã bỏ hệ thống này và chỉ dùng duy nhất 1 loại thẻ được gọi là “Myki”. Tại ga tàu, các bạn đều phải touch on/off myki để được ra/vào ga và lên tàu, còn ở trên xe buýt và xe tram sẽ có các máy touch on/off myki ngay trên xe.
Myki có 4 loại: Concession, Full fare, Children và Seniors. Mình gặp rất nhiều bạn du học sinh hồn nhiên mua thẻ myki concession, mà không hề biết rằng các bạn có thể đang sai luật. Concession myki là loại thẻ ưu tiên, các bạn chỉ mất $3 để mua loại myki đó, trong khi full fare myki là $6 (đây chỉ là tiền mua thẻ, còn tiền đi lại các bạn đi bao nhiêu sẽ nạp tiền vào bấy nhiêu để đi nhé). Sinh viên bản xứ và người có thẻ concession mới được quyền mua và sử dụng concession myki. Sinh viên quốc tế phần lớn chỉ được phép sử dụng Full fare myki thôi, trong một số trường hợp nếu bạn mua annual pass (vé năm), hoặc là sinh viên của một số trường sẽ được sử dụng concession myki. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem mình có nằm trong diện trường hợp ưu tiên không và liên hệ với nhà trường hoặc các cơ quan liên quan để mua loại myki thích hợp nhất với mình, sẽ tiết kiệm được kha khá một khoản tiền đi lại.
Ở Melbourne, bản đồ được chia thành zone 1 và zone 2. Zone 1 bao gồm trung tâm Melbourne và các vùng lân cận, zone 2 là các vùng xa hơn 1 chút. Và đương nhiên tiền đi lại trên zone 1 sẽ đắt hơn zone 2, các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng quãng đường di chuyển hàng ngày để mua zone 1 or zone 2 only, hoặc mua cả 2 zones. Cuộc sống ở nước ngoài rất tự lập, từ những việc nhỏ như vậy thôi các bạn đều phải lên kế hoạch và suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động, cá nhân mình tuy lúc đầu hơi bỡ ngỡ, nhưng dần dần thấy quen và thấy đó là một cơ hội tốt để rèn luyện bản thân. Tự làm chủ cuộc sống, không phải ai cũng làm được, và nên học cách tự mình đối mặt và giải quyết những vấn đề của riêng mình.
Có nhiều bạn khi lên tram rất hay trốn vé (mình không ám chỉ du học sinh hay cụ thể đối tượng nào cả, vì bản thân người dân Úc cũng nhiều người hay “đi nhờ” như vậy, và mình cũng không lên án hành động đó vì có thể vì những lý do khách quan mà các bạn không có vé). Ở trên bus thì chính bus driver sẽ là người soát vé của các bạn, vì máy touch on/off myki đặt ngay cạnh bác tài và ngay ở cửa xe, tuy nhiên cũng có nhiều bác tài rất dễ thương, bác cũng chẳng để ý, hoặc có để ý nhưng cũng bỏ qua. Train thì bắt buộc bạn phải có myki mới ra vào ga tàu được. Các bạn có thể đi rất nhiều lần trót lọt vì trên tram không có ai kiểm tra vé, nhưng thường thì các inspector sẽ đi lên bất kì 1 tram nào, bất kì tuyến nào, và randomly, không theo một lộ trình báo trước nào cả (bus và train đôi khi cũng vậy). Nếu bạn bị bắt, họ cũng sẽ interview bạn một vài câu hỏi, tuỳ theo mức độ mà đưa ra mức phạt khác nhau. Số tiền phạt dao động khoảng vài trăm AUD, nhiều hơn rất nhiều so với những lần bạn đi trốn vé. Nếu bạn không trả hay trả muộn mà không thông báo, chính phủ Úc sẽ liệt bạn vào danh sách bad credit, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc ký các plan mua điện thoại, mua nhà mua xe sau này cho những bạn có cơ hội ở lại.
Vấn đề tiếp theo được đặt ra là: biết cách đi rồi, vậy mình sẽ đi như thế nào khi trong tay chỉ có mỗi điểm đi và điểm đến? Các bạn vào trang web: www.ptv.vic.gov.au (dành cho các bạn ở bang Victoria, mỗi bang/thành phố sẽ có những website riêng hướng dẫn bạn cách đi lại), vào phần JOURNEY PLANNER rồi chỉ cần nhập địa chỉ FROM/TO là sẽ ra các tuyến đường cho bạn lựa chọn, bao gồm các lựa chọn đổi xe đổi chuyến, mấy giờ có chuyến, di chuyển sao cho nhanh và tiết kiệm nhất. Người dân Úc di chuyển bằng phương tiện công cộng rất nhiều, đặc biệt là ở trung tâm thành phố, nơi không có chỗ đậu xe và lái xe cũng rất khó, nên hệ thống public transport rất tiện lợi và nhanh chóng. Ở khu trung tâm, cứ 3, 5, 7 phút lại có 1 chuyến xe, và giờ giấc thì chuẩn xác đến từng phút, nên những bạn nào hay cao su 1 chút thì cần lưu ý nhé!
Tác giả: Vietint
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Tin liên quan
Bí quyết giành học bổng từ đại học số 1 thế giới
CÙNG NGHE BẠN Trần Mỹ Ngọc – SINH VIÊN VIETINT chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng
08/04/2024 - 13:55
Phỏng vấn visa Úc và những điều bạn cần biết
Không phải hồ sơ du học Úc nào cũng bị phỏng vấn, bạn có thể nhận visa Úc mà
27/06/2022 - 15:29
5 bước để trở thành kiến trúc sư ở Australia
Học sinh Việt Nam có thể theo lộ trình năm bước nếu muốn trở thành kiến
08/11/2021 - 11:43
Lộ trình săn học bổng sau đại học
Các điều kiện cần để săn học bổng du học sau đại học Điều kiện 1: Điểm
10/05/2021 - 15:37
Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết
Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người
03/02/2021 - 16:24
Nên du học ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh?
Khi nhắc đến chọn ngành du học, rất nhiều bạn muốn học ngành kinh tế khi muốn
03/02/2021 - 15:34
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là
21/01/2021 - 10:15
KHÓA DIPLOMA – CAO ĐẲNG TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC ÚC
Diploma (cao đẳng) là một khóa học chuyển tiếp vào đại học tại Úc được thiết
05/01/2021 - 14:19
Những quyền lợi mà du học sinh cần biết
Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học
12/11/2020 - 15:47
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI Con đường du học
22/01/2020 - 14:04