Kinh nghiệm du học Úc – Ngôn ngữ
- Vietint
- 10/07/2018
- 0 Comments
Kinh nghiệm du học Úc – NGÔN NGỮ
Kinh nghiệm đầu tiên mình muốn chia sẻ với các bạn là vấn đề NGÔN NGỮ – 1 trong những trở ngại lớn nhất của các bạn du học sinh khi mới sang. Để chuẩn bị cho cuộc sống xa xứ, bạn cần chuẩn bị vốn tiếng Anh thật tốt. Thứ nhất là TIẾNG ANH HỌC THUẬT, là ngôn ngữ bạn sẽ sử dụng khi viết bài trên trường, khi trao đổi với các thầy cô giáo, và cũng là ngôn ngữ xuất hiện trong các bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu học tập của các bạn. Nếu như các bạn không chuẩn bị tốt vốn tiếng Anh học thuật này, sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, viết bài tốt, tìm nguồn research, cũng như trao đổi với các thầy cô giáo theo văn phong trong trường Đại học. Tuy nhiên, tiếng Anh học thuật chính là tiếng Anh mà bạn được học ở Việt Nam, chính là những kiến thức các bạn dùng trong bài thi IELTS, nên bạn không cần quá lo lắng trong việc tự tìm nguồn tiếng Anh học thuật này.
Quan trọng không kém tiếng Anh học thuật chính là TIẾNG ANH GIAO TIẾP hàng ngày, và vốn tiếng Anh này các bạn có thể tìm hiểu 1 phần qua các giáo trình dạy tiếng Anh giao tiếp, nhưng nếu chưa được thực hành thì cũng sẽ rất khó để các bạn biết cách vận dụng một cách linh hoạt và chuẩn xác nhất. Mình còn nhớ hình ảnh của một bạn du học sinh khi xếp hàng trên mình tại một quán Juice bar ở trường, bạn ấy muốn mua 1 cốc nước cam và một cái bánh mì kẹp thịt xông khói và phô mai. Thay vì cách nói thông thường nhất là: “Can I have an orange juice and a ham and cheese toastie, please?”, thì bạn ấy lại nói là : “One orange juice, one ham and cheese toastie”. Kết quả là người bán hàng ngây ra vì nghĩ rằng bạn ấy đang being rude. Mình đoán là bạn ấy không có ý rude khi mua hàng đâu, mà là bởi vì bạn ấy thật sự không biết phải nói như thế nào cho đúng.
Một lần khác khi gặp 1 bạn Tây, mình chào bạn ấy: “Hi, how are you today?” (xin được note lại là câu hỏi chỉ mang tính chất xã giao chào hỏi, và đó chỉ là câu nói cửa miệng của người nước ngoài, có khi bạn trả lời, cũng có khi bạn chỉ cần hello lại và không cần dập khuôn máy móc theo kiểu I’m fine, thank you!). Bạn ấy tươi cười và trả lời mình thế này: “I have nothing to complain”. Nói thật mình đã phải mất 1s để suy nghĩ về câu trả lời của bạn ấy, vì câu trả lời nằm ngoài khuôn mẫu mà mình đã được học ở Việt Nam. Nhưng đó là câu chuyện của rất nhiều năm về trước, khi cô bé 18 tuổi mới chập chững bước chân sang một đất nước xa lạ. Giờ thì đã quen rồi, và chính mình cũng hay dùng câu đó khi được hỏi “Hi, how are you?”
Lời khuyên dành cho các bạn là khi còn ở nhà, bạn hãy chịu khó xem phim và nghe các bài hát tiếng Anh. Đây không phải là lời khuyên mới, vì mình đã nghe nhiều người nói vậy từ trước khi mình đi học, nhưng đi rồi mình mới thấy, lời bài hát hay lời thoại trong phim chính là những ngôn ngữ bạn sẽ giao tiếp hàng ngày, bạn không cần phải hiểu toàn bộ, chỉ cần nhớ những mẫu câu họ hay dùng, hình dung ra cách họ nói tiếng Anh là bạn đã có thể sử dụng ở mức giao tiếp thành thạo rồi. Những lỗi trên không phải là những lỗi lớn trong giao tiếp, nhưng việc bắt gặp những phản ứng lạ lùng của người bản xứ, hay việc misunderstanding sẽ dẫn đến việc các bạn cảm thấy có phần lạc lõng bước đầu, và sẽ là trở ngại trong việc hoà nhập cộng đồng của các bạn.
Một lời khuyên nữa là các bạn hãy cố gắng sinh hoạt, kết bạn, nói chuyện với các bạn locals. Các bạn có thể ở share nhà với các bạn nước ngoài, hoặc đăng ký ở trong khu ký túc xá của trường và share phòng với các bạn sinh viên quốc tế. Sẽ là một cơ hội tuyệt vời để các bạn học tập văn phong giao tiếp của các bạn ấy, học được văn hoá, thói quen của người bản xứ. Ở đây mình nhấn mạnh việc học hỏi, chứ hoàn toàn không có ý khuyên các bạn phải bắt chước họ cho “giống Tây”. Hoà nhập nhưng không hoà tan, học hỏi cái hay nhưng vẫn giữ lại những cái tốt của mình và cân bằng chúng, làm sao để các bạn vượt qua được vấn đề hoà nhập ở một môi trường mới. Tuy nhiên, sống tập thể, và nhất là share phòng với người khác sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn nho nhỏ trong cuộc sống. Mình sẽ chia sẻ thêm những vấn đề mình đã gặp và thấy, và một số những bí quyết nhỏ giúp các bạn giải quyết ở các bài viết sau trong serie kinh nghiệm du học của mình, các bạn đón đọc nhé.
Và để có cơ hội lắng nghe những chia sẻ hữu ích này từ chính những Alumni, các bạn hãy nhanh tay đăng ký tham dự TRIỂN LÃM DU HỌC ANH – ÚC – MỸ – CANADA 2018 theo link dưới đây nhé:
Tác giả: Vietint
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Tin liên quan
Bí quyết giành học bổng từ đại học số 1 thế giới
CÙNG NGHE BẠN Trần Mỹ Ngọc – SINH VIÊN VIETINT chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng
08/04/2024 - 13:55
Phỏng vấn visa Úc và những điều bạn cần biết
Không phải hồ sơ du học Úc nào cũng bị phỏng vấn, bạn có thể nhận visa Úc mà
27/06/2022 - 15:29
5 bước để trở thành kiến trúc sư ở Australia
Học sinh Việt Nam có thể theo lộ trình năm bước nếu muốn trở thành kiến
08/11/2021 - 11:43
Lộ trình săn học bổng sau đại học
Các điều kiện cần để săn học bổng du học sau đại học Điều kiện 1: Điểm
10/05/2021 - 15:37
Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết
Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người
03/02/2021 - 16:24
Nên du học ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh?
Khi nhắc đến chọn ngành du học, rất nhiều bạn muốn học ngành kinh tế khi muốn
03/02/2021 - 15:34
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là
21/01/2021 - 10:15
KHÓA DIPLOMA – CAO ĐẲNG TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC ÚC
Diploma (cao đẳng) là một khóa học chuyển tiếp vào đại học tại Úc được thiết
05/01/2021 - 14:19
Những quyền lợi mà du học sinh cần biết
Để có được một hành trình du học thuận lợi và hữu ích nhất, các bạn học
12/11/2020 - 15:47
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI NHẬP HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI Con đường du học
22/01/2020 - 14:04